Trị mụn cám ở mũi và cằm không thể đơn giản hơn với cách này
Mụn cám ở mũi và cằm là tình trạng nhiều chị em gặp phải, nhất là những người sống ở khí hậu nhiệt đới như nước ta. Làn da có nhiều mụn cám sẽ khiến bề mặt trở nên sần sùi, nên kéo dài rất dễ khiến lỗ chân lông bị to ra.
Tham khảo ngay những cách trị đơn giản trong bài viết giúp thổi bay hết đám mụn cứng đầu trên vùng mũi và cằm nhanh chóng.

Trị mụn ở mũi và cằm với 5 cách đơn giản sau đây
Mụn cám là loại mụn nhỏ có màu trắng, xuất hiện chủ yếu ở mũi và cằm – hai vị trí này có lượng dầu tiết ra nhiều hơn các vùng khác do đó khả năng mụn sẽ xuất hiện nhiều ở đây. Mụn cám không gây viêm hay đau, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc da, tuy nhiên nếu mụn xuất hiện với số lượng nhiều dễ khiến bề mặt trở nên sần sùi và lỗ chân lông có xu hướng to ra.
Mặc dù vậy mụn cám lại là loại mụn cứng đầu, rất khó trị và nguy cơ tái phát chiếm đến 95%. Do vậy việc trị mụn cám đòi hỏi phải phải kiên trì trong thời gian dài. Một vài gợi ý từ chúng tôi sẽ giúp chị em đánh bay tình trạng này trên da một cách hiệu quả!
1. Ngải cứu trị mụn cám ở mũi và cằm
Ngải cứu chứa tinh dầu rất tốt trong việc làm dịu và thanh lọc da, khi bạn dùng thảo dược này trị mụn sẽ đem lại hiệu quả cao nhưng không gây bong tróc như các loại thuốc trị mụn trên thị trường. Dùng 1 nắm ngải cứu giã nát và đắp lên vùng cằm và mũi, đợi 15 phút để da mềm và lỗ chân lông giãn ra.

Sau đó, bạn tiến hành nặn hết đám mụn cám ở hai vị trí này. Khi nặn xong, dùng nước lạnh rửa sạch. Tiếp tục dùng giã nhuyễn đắp lên da trong vòng 5 phút để làm dịu da, tránh hiện tượng nóng rát sau khi nặn mụn.
2. Tỏi đẩy lùi mụn cám
Tỏi là gia vị quen thuộc đối với người Việt. Gần đây nhiều chị mách nhau cách trị mụn cám bằng tỏi siêu hiệu quả. Nguyên liệu này có tính kháng khuẩn và chống viêm cao, có khả năng loại bỏ hết dầu thừa và bã nhờn từ sâu trong lỗ chân lông.

Bạn dùng 6 – 7 tép tỏi, lột vỏ và đem giã nát. Đắp lên vùng da có mụn cám, nên massage trong khi đắp để tinh chất từ tỏi tiến sâu vào lỗ chân lông và đẩy cồi mụn lên bề mặt da. Tỏi có vị cay và nóng nên bạn không đắp quá 5 phút, nên rửa lại bằng nước ấm rồi tiến hành nặn. Tinh chất tỏi đã đẩy mụn lên khỏi da nên việc nặn rất dễ, bạn nên thao tác nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh gây tổn thương.
Tham khảo thêm: Muốn trị nám bằng tỏi hiệu quả – Hãy thử 3 cách này
3. Lá lốt đánh bay mụn cám trên da mặt
Tương tự tỏi, lá lốt cũng là thảo dược có vị cay nóng, tác dụng kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ. Tuy nhiên lá lốt chứa ít hoạt chất hóa học nên ít khả năng kích ứng hơn tỏi, người có làn da nhạy cảm có thể áp dụng cách này để điều trị mụn cám trên mũi và cằm.

Dùng 5 – 6 lá lốt, giã nát và đắp lên mũi và cằm, để trong vòng 10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Nếu da bạn mỏng và nhạy cảm, bạn có thể dùng tăm bông để đẩy mụn cám ra khỏi da hoàn toàn.
4. Trứng gà luộc hút sạch bã nhờn
Trứng gà luộc khi còn nóng có tác dụng hút bã nhờn và loại bỏ mụn cám ở vùng mũi và cằm. Đây là bí quyết được nhiều chị em chia sẻ trên các diễn đàn làm đẹp, các nàng nên thực hiện cách này vì có thể loại bỏ mụn cám mà không phải tác động lực.

Dùng 1 quả trứng gà luộc chín, bóc vỏ và lăn lên vùng mũi và cằm. Lăn đến khi trứng gà nguội, bạn bẻ đôi quả trứng sẽ lấy bã nhờn bị hút vào bên trong trứng. Lúc đó bạn sẽ nhận thấy làn da mịn màng và những nốt mụn cám bị loại bỏ gần như hoàn toàn.
5. Nhựa đu đủ xanh trị mụn cám ở mũi và cằm
Như bạn đã biết, đu đủ xanh thường có phần nhựa trắng tiết ra. Chính phần nhựa này lại là “khắc tinh” của đám mụn cám trên mụn và cằm. Nhựa đu đủ giúp hút sạch bã nhờn, làm sạch lỗ chân lông thông thoáng, hạn chế tình trạng da tiết nhiều khiến tình trạng mụn cám có xu hướng gia tăng.

Bạn cắt quả đu đủ xanh, đợi cho nhựa tiết ra rồi dùng phần nhựa này đắp lên vùng mũi và cằm. Đợi 5 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Sau khi rửa bạn sẽ nhận thấy hai vị trí này có làn da mịn màng, lỗ chân lông được thu gọn, những đám mụn cám giảm rõ rệt.
Bên cạnh việc thực hiện 5 cách trị mụn cám ở mũi và cằm, chị em nên thực hiện những lưu ý sau để giảm số lượng mụn cám xuất hiện trên da.
- Mụn cám hình thành do bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông, do đó yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất chính là làm sạch da. Chị em nên double-cleansing, tức là dùng sản phẩm tẩy trang chuyên dụng trước khi dùng sữa rửa mặt làm sạch da. Khi rửa mặt nên dùng ngón áp út massage hình xoắn ốc ở vùng mũi và cằm để đẩy hết bã nhờn và bụi bẩn ra ngoài.
- Nên sử dụng các loại kem dưỡng, nước hoa hồng, kem chống nắng,… có khả năng kiểm soát dầu để hạn chế lượng dầu tiết ra. Dầu tiết ra quá nhiều không chỉ gây ra mụn cám mà còn tăng khả năng bị mụn viêm và một số vấn đề xấu khác.
- Luôn để trong túi giấy thấm dầu, ngay khi da xuất hiện dầu thừa, bạn dùng giấy để thấm hết lượng dầu này. Nếu để dầu thừa trên da quá lâu sẽ khiến dầu bết rít, gây khó chịu và tăng nguy cơ mụn cám xuất hiện ồ ạt.
- Dùng mặt nạ từ đất sét 2 lần/ tuần để làm sạch da hiệu quả. Đất sét có khả năng hút bã nhờn như một thỏi nam châm, do đó mụn cám sẽ ít xuất hiện hơn.
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, phái nữ đã có đủ tự tin để trị mụn cám ở mũi và cằm dứt điểm. Chúc các nàng luôn xinh đẹp!
Phương Thảo
Tham khảo thêm:
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!